Các Câu Hỏi Thường Gặp

Trang chủ Các câu hỏi thường gặp

Trẻ đang ốm và sử dụng kháng sinh, có nên cho trẻ tiêm?

Nếu bé nhà bạn đang bị sốt, cảm cúm, đặc biệt khi nhiễm trùng cấp tính, bé nên được hoãn tiêm. Trẻ cần phải được điều trị và chăm sóc cho đến khi sức khỏe của bé ổn định lại, lúc đó bạn nên đưa bé đi tiêm chủng.

Các bác sĩ của chúng tôi khuyên rằng, để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả mũi tiêm, chỉ nên tiêm vaccinee cho bé sau khi dừng sử dụng kháng sinh tối thiểu 5 ngày

Phản ứng thường gặp sau khi tiêm?

Tùy từng loại vắc xin sử dụng mà có các phản ứng khác nhau

– Đau tại chỗ tiêm

– Sưng đỏ chút

– Sốt

Lao: Với vắc xin Lao theo quy định tiêm ở tay trái, tỷ lệ nhỏ xuất hiện hạch ở nách trái. Một thời gian ngắn sau sẽ tự hết. Nếu vết tiêm sưng to, đau nhiều và có mẩn đỏ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

MMR II: Có thể xuất hiện ban sau 3-4 ngày sau tiêm và sau 1 tuần các nốt ban sẽ tự lặn. Tiêm dưới da: Với các mũi tiêm như MMR, thủy đậu, Viêm não Nhật Bản là thuốc tiêm dưới da nên lượng thuốc lưu giữ dưới da lâu hơn tiêm bắp, vì thế có thể sờ thấy u cục do thuốc lâu tan hơn với tiêm bắp.

Những loại vắc xin tiêm trước khi mang thai được miễn dịch bao nhiêu năm?

Vắc xin cúm chỉ có tác dụng phòng bệnh trong vòng 1 năm, vì thế cần tiêm phòng cúm nhắc lại hàng năm. Do chủng cúm thay đổi hàng năm.

Vắc xin kết hợp phòng 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella (MMR II) chỉ cần tiêm một liều duy nhất. Nếu lúc nhỏ đã tiêm, nên tiêm nhắc lại nếu bùng phát dịch hoặc thuộc các đối tượng có nguy cơ cao như làm việc trong các cơ sở y tế, vùng thông báo có dịch, trong trường học hoặc quân đội…

Vắc xin viêm gan B: theo khuyến cáo của nhà sản xuất, thường miễn dịch ổn định trong suốt 10 năm, sau đó có thể giảm dần. Vì vậy, khuyến cáo nên tiêm nhắc lại sau 10 năm 1 lần hoặc xét nghiệm kháng thể để được hướng dẫn và tư vấn tiêm.

Vì sao bác sĩ cần khám sàng lọc trước tiêm?

Chúng tôi luôn cẩn trọng trong việc khám sàng lọc và kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm để đảm bảo sức khỏe và tránh những biến chứng trong và sau tiêm. Thông tin sức khỏe cá nhân sẽ được lưu giữ đầy đủ qua mỗi lần khám. Sau khi tiêm, người được tiêm phải lưu lại 30 phút để theo dõi và kiểm tra lại sức khỏe trước khi ra về. Nhân viên y tế sẽ tư vấn cho bạn cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng để bạn an tâm khi theo dõi và chăm sóc con tại nhà

Trẻ sơ sinh chậm phát triển

Trẻ sơ sinh chậm phát triển là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Bố mẹ nên nắm rõ các dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm phát triển để kịp thời can thiệp trị liệu, cải thiện tình hình cho con.

1.Ngẩng đầu

Ngẩng đầu (ngóc đầu) là một trong những động tác cơ bản, quan trọng, đầu tiên nhất của trẻ nhỏ. Nếu trẻ 2-3 tháng tuổi vẫn không chịu ngóc đầu thì có thể do thời gian mẹ cho bé nằm sấp quá ít. Mẹ nên theo dõi con nhiều hơn nữa để kịp thời phát hiện chứng chậm phát triển (nếu có)

2.Đầu ngửa ra sau

Mẹ cho trẻ nằm thẳng, giữ hai tay bé, nâng bé lên, có bé sẽ ngửa đầu ra phía sau. Khi bế đứng, nếu mẹ không đỡ đầu, trẻ lại bị ngửa đầu ra sau (không giữ được đầu) thì là bất thường. Đây là dấu hiệu của chứng vẹo cổ, cơ cổ yếu… Nên đưa con đi khám bác sĩ ngay.

3.Không có khả năng chống lại sức nặng của cơ thể

Mẹ dùng tay kéo trẻ lên, hai chân con không có ý thức về việc co lên hoặc đứng vững để chống đỡ trọng lượng cơ thể. Mẹ hãy cho con nằm sấp nhiều hơn, tập cho trẻ lẫy bằng cách giúp trẻ lật người. Khi nào con lẫy thành thạo thì mẹ hãy tập cho con đứng.

4.Trên 6 tháng vẫn chưa biết cầm, nắm đồ chơi

Trẻ 4 tháng tuổi bắt đầu ưa nghịch bàn tay của mình bằng cách lấy bàn tay này cầm bàn tay kia, duỗi ra nắm vào, cầm lấy bất cứ thứ gì trong tầm với. Đến khi con đầy 6 tháng tuổi đã có thể cầm rất chắc những vật nhỏ và vặn cổ tay một cách linh hoạt. Nếu mẹ thấy con không cầm nắm được thì tăng cường đưa đồ chơi để hấp dẫn bé và có thể đưa đi khám xem tình hình thế nào. Ngoài ra, con không chịu tập ngồi, tập bò, lười vận động thì mẹ cũng không được coi thường.

5.Trên 9 tháng vẫn chưa biết ngồi

9 tháng là thời điểm trẻ sơ sinh đã có thể chập chững tập đi. Vì vậy, với các bé trên 9 tháng vẫn không thể tự ngồi một mình thì chứng tỏ trẻ sơ sinh chậm phát triển, gặp bất thường về khung xương.

6.Trên 12 tháng vẫn chưa bắt đầu biết đi

12 tháng tuổi là thời điểm con có thể bước được. Thông thường thì trẻ mới tập đi sẽ đi không vững, hơi run. Nhưng chỉ sau một thời gian là con sẽ cứng cáp dần. Việc cần thiết ở thời điểm này là chọn lựa cho con một đôi giày vừa phải, chắc chắn. Việc lựa chọn giày dép không chính xác không chỉ khiến cho chân trẻ phải chịu nhiều áp lực hơn. Trẻ bị đau chân, dễ khiến cho trẻ bị chân vòng kiềng, chân đi chữ X. Nếu như không phải do giày có vấn đề, hãy quan sát trẻ thật kỹ và cho đi khám.

7.Trẻ 18 tháng tuổi vẫn không chịu tự đứng

Đây là mốc thời gian con đã được 1,5 tuổi. Ở lứa tuổi này, nếu vẫn không thể tự đứng một cách vững vàng thì không thể chủ quan. Rõ ràng con đang gặp vấn đề về xương hoặc sự điều khiển cơ thể vận động của trí não. Trong trường hợp này, mẹ nên cho đi bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị ngay.

8.Trẻ 2-5 tuổi không tham gia các hoạt động về thể chất

Giai đoạn 2-5 tuổi, hầu hết trẻ đều khá hiếu động, chạy nhảy thường xuyên. Nếu con ù lì, chỉ ở một chỗ thì mẹ nên đưa con đi khám để bác sĩ kiểm tra dây thần kinh vận động cho con. Ngoài ra, mẹ nhớ kĩ lại xem con có từng bị té ngã quá mạnh, bị thương… gì không. Bên cạnh đó, nếu trẻ đang đi đứng bình thường tự dưng chuyển sang bò, lười đi thì mẹ cũng phải can thiệp sớm. Ngoài 8 dấu hiệu trên, nếu con có thêm những dấu hiệu dưới đây thì mẹ cũng nên đưa đi gặp bác sĩ vì có thể con đã bị chậm phát triển:

–         Sự phát triển của trẻ đột nhiên chậm lại

–         Mỗi động tác của trẻ đều rất miễn cưỡng, khô cứng

–         Chân tay kém phản ứng

–         Rất nhanh xuống sức sau khi hoạt động

–         Mắt thường xuyên nhìn về một điểm, lờ đờ

–         Không giật mình với tiếng ồn xung quanh

–         Chậm nói, không bắt chước những âm thanh xung quanh

Riêng đối với chứng chậm nói, mẹ cần theo dõi kĩ lưỡng. Nguyên nhiên khiến trẻ chậm nói có thể do thính giác con có vấn đề (bé bị viêm tai; tai không nghe được; điếc bẩm sinh…). Mặt khác, việc chậm nói cũng có thể là dấu hiệu của chứng bệnh tự kỷ sớm, dính thắng lưỡi hoặc đứt đốt sống cổ.

Các bố mẹ luôn phải nắm rõ dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh chậm phát triển để điều trị cho con kịp thời. Chứng chậm phát triển này nếu để kéo dài thì khi con lớn dần sẽ rất khó cải thiện, ảnh hưởng lớn đến thể chất, trí não và tương lai của con sau này. Tuy nhiên, trong quá trình quan sát, theo dõi, bố mẹ cũng thật kiên nhẫn, không nên quá nóng vội.

Khám sức khỏe sinh sản trước hôn nhân

Trước khi kết hôn hoặc sinh con, nhiều cặp vợ chồng vẫn nghĩ phải chuẩn bị về tâm lý, chuẩn bị về tài chính mà ít người quan tâm đến việc chuẩn bị về sức khỏe, khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân. Khi nói đến vẫn đề này, nhiều người thường tỏ ra lo lắng khi nghĩ đến việc đi khám sẽ ra bệnh ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân trong tương lai. Vậy khám sức khỏe sinh sản là gì?

Khám sức khỏe sinh sản trước hôn nhân được hiểu là: Kiểm tra sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân và trước khi mang thai không những có thể phát hiện các bất thường về sinh dục, bệnh lý toàn thân, khả năng mang thai mà còn đưa ra những tư vấn giải pháp can thiệp kịp thời, tránh những hệ lụy không đáng có cho con cái và cuộc sống vợ chồng sau này.

kham tien hon nhan

Khám sức khỏe sinh sản trước hôn nhân giúp đảm bảo hạnh phúc gia đình trong tương lai

Dưới đây là một số xét nghiệm cơ bản thường làm trong các gói khám sức khỏe trước hôn nhân

1. Xét nghiệm viêm gan siêu vi B

Đây căn bệnh khá nguy hiểm , lây chủ yếu qua đường tình dục , qua máu hoặc lây từ mẹ sang con . Trong thực tế, nhiều người không hề phát hiện bản thân mắc bệnh viêm gan B, cho đên khi tình trạng bệnh xuất hiện rõ ràng mới đi điều trị, gặp khó khăn trong quá trình chữa bệnh. Nếu được tiêm ngừa kịp thời, người bệnh vẫn có thể kết hôn và sinh con bình thường. Việc phát hiện sớm sẽ chưa trị dễ dàng hơn, tránh lây nhiễm cho bạn đời và con cái sau này.

Thời gian thực hiện xét nghiệm chỉ diễn ra trong khoảng 15 phút, giúp phát hiện sự sinh sôi của virus , kháng thể, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời

2. Xét nghiệm chức năng gan, thận

Nếu thận suy yếu sẽ dẫn đến 1 loạt các vấn đề sức khỏe như : thiếu máu , tăng huyết á , giảm trí nhớ, kém tập trung, giảm ham muốn tình dục … ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Xét nghiệm chức năng thận để đánh giá khả năng hoạt động của thận, nếu phát hiện bệnh sớm thì từ đó có hướng phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Gan là bộ phận quan trọng, tham gia hầu hết các hoạt động bài tiết và chuyển hóa của cơ thể . Xét nghiệm men gan giúp xác định chính xác tổn thương tế bào gan, từ đó đưa ra phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe các nhân và đời sống gia đình sau này.

3. Kiểm tra đường huyết và công thức máu

Lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như : hệ thống miễn dịch , mạch máu , thần kinh , thận , mắt , tim mạch . Kiểm tra đường huyết giúp phát hiện và điều trị sớm tình trạng tiểu đường. Xét nghiệm máu đưa ra kết quả chính xác nhất là lấy máu vào buổi sáng, khi chưa ăn gì.

Máu tĩnh mạch sẽ được bác sĩ quan sát dưới kính hiển vi, dữ liệu thu được sẽ giúp đánh giá bạch cầu , tiểu cầu , nồng độ hemoglobin … thông qua đó giúp phát hiện rối loạn huyết học như thiếu máu , giảm số lượng tế bào . Từ đó xác định nguyên nhân bệnh và phương pháp điều trị thích hợp nhất.

4. Xét nghiệm phân tích nước tiểu và chụp x quang ngực phẳng

Xét nghiệm nước tiểu mục đích khảo sát các thông số như : độ ph, đường, đạm, vi trùng học… Kết quả xét nghiệm nước tiêu sẽ giúp phát hiện một số bệnh tiềm ẩn ở ống thận, đường tiếu niệu hay cầu thận. Những căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân, gây lãnh cảm hoặc rối loạn cương dương …

Kết quả chụp X-quang ngực phẳng sẽ giúp bác sĩ có thể quan sát tổng quát phổi, tim và các cơ quan xung quanh; từ đó có thể phát hiện ra 1 số bệnh lí nguy hiểm và có khả năng lây truyền như : viêm phổi, lao phổi, tắc nghẽn phổi …

Làm sao để thoát khỏi trầm cảm?

Bệnh trầm cảm là một chứng tâm lý khá nguy hiểm có thể xảy ra với bất cứ ai. Việc điều trị dứt điểm là một quá trình lâu dài đòi hỏi nhiều nỗ lực từ phía người bệnh. Tuy vậy, có một số giải pháp để thoát khỏi trầm cảm rất đơn giản không cần dùng đến thuốc, dễ dàng áp dụng ngay khi cảm thấy có dấu hiệu trầm cảm.

Tập một thói quen tích cực

Tạo một thói quen mới trong cuộc sống của bạn và chắc chắn rằng bạn tuân thủ đầy đủ. Hãy tìm niềm vui cho mình trong công việc, giữ cho mình bận rộn thường xuyên để không có thời gian cảm thấy chán nản, vì chán nản dễ dẫn đến trầm cảm.

Ăn uống khoa học, đầy đủ

Chứng trầm cảm có thể trở nên trầm trọng hơn khi bạn không ăn uống đầy đủ, thiếu khoa học. Một cái dạ dày no đủ sẽ mang tới cảm giác vui vẻ và tâm trí lành mạnh. Ăn uống đầy đủ không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp tâm hồn bạn thoải mái. Duy trì thói quen ăn uống khoa học sẽ giúp bạn thoát khỏi căn bệnh trầm cảm.

Chơi thể thao

Tập thể dục không chỉ giúp bạn khỏe mạnh và giữ gìn vóc dáng mà còn giải phóng endorphin giúp bạn tươi tắn và hạnh phúc. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tập thể dục quá sức dẫn đến mệt mỏi. Hãy chạy bộ hoặc đi bộ nhẹ nhàng cũng giúp bạn lấy lại tinh thần.

Ngủ ngon

Bạn cảm thấy như trở thành một người mới mẻ sau khi có một đêm ngon giấc? Bạn cũng không phải là người duy nhất. Ngủ và ngủ ngon đã được chứng minh là có thể chữa trị rất nhiều bệnh, bao gồm cả trầm cảm. Khi bạn ngủ ngon, cơ thể và bộ não cũng được nghỉ ngơi. Bạn không chỉ cảm thấy tỉnh táo hơn mà còn có xu hướng quên những lo lắng hoặc thức dậy với một giải pháp cho vấn đề của bạn.

Thiền

Thiền định là một cách tuyệt vời giúp bạn thư giãn và thoát khỏi nỗi sợ hãi. Khi thiền, hãy cố gắng suy nghĩ về những khoảnh khắc vui vẻ, những điều tích cực trong cuộc sống. Điều này làm cho tâm trí của bạn được thư giãn. Và khi bạn có ít hoặc không có lý do để chán nản, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và hạnh phúc hơn.

Đi chơi

Đi chơi sẽ giúp bạn có khoảng thời gian và không gian thoải mái, nhất là khi bạn đang chán nản, ngay cả khi bạn chỉ có một mình. Bạn có thể xem một bộ phim, đi đến một quán bar hoặc tới một triển lãm nghệ thuật. Hãy để tâm trí tập trung vào những sự kiện vui vẻ, từ đó chứng trầm cảm cũng sẽ dần biến mất.

Đi ra ngoài với bạn bè

Nếu bạn có những người bạn tuyệt vời, hãy dành thời gian đi chơi với họ. Những câu chuyện tán gẫu, tiếng cười và một vài mối quan hệ sẽ là cách tuyệt vời và nhanh chóng giúp bạn thoát khỏi trạng thái chán nản, buồn bã.

Đi du lịch

Hãy dành chút thời gian để đi du lịch một mình. Bởi khi đi du lịch với người thân, chúng ta thường có xu hướng nói về những chuyện buồn, để tìm kiếm sự an ủi. Còn nếu đi một mình, bạn sẽ gặp gỡ những người mới, sẽ có nhiều điều để bạn học hỏi và nói chuyện về những điều không làm bạn cảm thấy chán nản.

Gặp bác sĩ để được tư vấn trực tiếp

Thăm khám sức khỏe định kỳ là cách chủ động giữ cho bạn và gia đình luôn khỏe mạnh

Gửi Câu Hỏi Đến Bác Sĩ

Gửi câu hỏi cho các bác sĩ giỏi tại GN Clinic để giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải.